CÁCH SẮP XẾP THUỐC TRONG NHÀ THUỐC THEO SƠ ĐỒ ĐỂ ĐẠT CHUẨN GPP

Thực tế chứng minh, người đến mua thuốc không đủ kiên nhẫn để ngồi nhờ người bán đi lục hết tủ này sang tủ khác vì không nhớ rõ loại thuốc đó được đặt ở đâu.

cac-nhom-thuoc-trong-nha-thuoc

Nguyên tắc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc GPP

Nguyên tắc thứ nhất: Sắp xếp theo từng loại thuốc riêng rẽ

Nguyên tắc này có nghĩa là phải biết phân loại từng mặt hàng: thuốc điều trị, thực phẩm chức năng. Nếu có ý định kinh doanh thêm mỹ phẩm, thiết bị Y tế thì cũng không được để lẫn vào nhau.

Nguyên tắc thứ 2: đảm bảo các thuốc được bảo quản trong điều kiện nhất định

  • Những loại thuốc cần được bảo quản trong điều kiện thường : thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt
  • Những loại thuốc bắt buộc phải bảo quản trong điều kiện đặc biệt (không được để nơi quá sáng, nhiệt độ không quá cao): hàng có mùi, dễ bay hơi hay dễ phân hủy, nhất là các loại vắc – xin.

Nguyên tắc thứ ba: Đúng quy định về chuyên môn hiện hành

  • Những loại thuốc độc bảng A, B cần được sắp xếp riêng, thậm chí phải sắm một tủ riêng, khóa lại cẩn thận để bảo quản, quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
  • Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.

Nguyên tắc thứ 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra

Như đã đặt vấn đề ngay từ đầu, cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn là Dược sĩ phải đặt thuốc làm sao để dễ nhìn thấy thuốc, kê đơn nhanh cũng như kịp thời kiểm tra, phát hiện những loại đã quá hạn hay để các cơ quan chức năng dễ kiểm tra hàng hóa định kì. Bên cạnh đó, cần sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, trông đẹp mắt, tuyệt đối không để hàng hóa chồng chéo lên nhau. Thêm nữa, cần để ý quay nhãn hàng, tên thuốc, hình ảnh ra phía ngoài vừa để khách dễ nhận biết vừa để thu hút họ.

Nguyên tắc thứ năm: đảm bảo được nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng hàng Dược phẩm.

  • FEFO: Những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn thì xếp ở ngoài còn những mặt hàng có hạn sử dụng dài hơn thì xếp vào bên trong.
  • FIFO: Những loại hàng hóa nào nhập trước thì bán trước, những loại nào sản xuất trước cũng cần xuất trước.
  • Đối với những loại hàng bán lẻ: Dược sĩ cần bán hộp dở hết rồi mới mở hộp mới, tuyệt đối không mở nhiều hộp bán cùng lúc.
  • Chống đổ vỡ hàng: những loại nào nhẹ thì nên để ở trên còn nặng thì để ở dưới. Các loại chai, lọ, ống tiêm không được xếp chồng lên nhau và phải để phía bên trong tủ kính.

Nguyên tắc thứ 6: cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc cần các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang.

  • Phân loại tài liệu, văn phòng phẩm,…giữ vệ sinh sạch sẽ, có ghi nhãn
  • Để ở một tủ riêng
  • Các tờ giới thiệu thuốc phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Sắp xếp gọn gàng tài liệu, văn phòng phẩm, để đúng nơi quy định.
  • Tư trang: Không để trong khu vực quầy thuốc.

Với cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP vừa trình bày ở trên, chắc các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm để kế hoạch kinh doanh nhà thuốc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Hãy nhớ rằng, hình thức bên ngoài nhà thuốc thực sự gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng, đừng bao giờ coi nhẹ những bước này.

Nguồn: caodangduoctphcm

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản