Thủ tục và điều kiện khi bác sĩ mở phòng khám tư

Bác sĩ mở phòng khám tư có được hay không? Bác sĩ mở phòng khám tư có được phép bán thuốc tại phòng khám của mình không? Thủ tục để mở phòng khám gồm có những gì? Hay phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa có giống nhau không? Hãy cùng SanthuocHapu đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên đây.

Nội dung chính

1. Bác sĩ mở phòng khám tư phải đáp ứng những điều kiện nào?

Bác sĩ mở phòng khám tư phải đáp ứng những điều kiện nào?

Bác sĩ sẽ được mở phòng khám tư khi đáp ứng được các điều kiện như sau:

  • Người chịu trách nhiệm về hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy định.
  • Có thời gian thực hành khám và chữa bệnh tối thiểu 36 tháng.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt hình thức mở phòng khám tư nhân theo hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Nếu bác sĩ là cán bộ, công viên chức hoạt động tại bệnh viện công lập thì sẽ không được mở phòng khám theo hình thức doanh nghiệp, tức là bệnh viện tư nhân.

2. Bác sĩ tại phòng khám tư có được bán thuốc cho người bệnh hay không?

Bác sĩ tại phòng khám tư có được bán thuốc cho người bệnh hay không?

Quy định tại Điều 6 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 các hành vi bị cấm trong hoạt động chữa bệnh – cứu người như sau:

  • Từ chối hoặc cố ý chậm trễ trong việc cấp cứu cho bệnh nhân.
  • Khám chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang bị đình chỉ hành nghề. Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. 
  • Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được đề cập trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu.
  • Cho thuê, mượn giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề.
  • Người hành nghề khám, chữa bệnh, bán thuốc cho người bệnh (trừ bác sĩ, y sĩ đông y, lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền).
  • Sử dụng những phương pháp y khoa chưa được công nhận, kê thuốc chưa được cấp phép lưu hành.
  • Quảng cáo không đúng với trình độ chuyên môn hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề; lợi dụng kiến thức y khoa hoặc kiến thức y học cổ truyền để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
  • Có hành vi mê tín trong khám và chữa bệnh.
  • Người hành nghề sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá trong quá trình khám, chữa bệnh.
  • Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám chữa bệnh, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể của người bệnh; sửa xóa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám chữa bệnh.
  • Gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng và nhân phẩm, danh dự của người hành nghề.
  • Ngăn cản người thuộc diện bắt buộc phải vào cơ sở khám và chữa bệnh hoặc bắt buộc người không thuộc diện trên phải vào cơ sở khám chữa bệnh.
  • Cán bộ, công viên chức y tế thành lập, hoặc tham gia thành lập, quản lý và điều hành bệnh viện tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã và Luật doanh nghiệp trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
  • Có hành vi hối lộ trong khám chữa bệnh.

Như vậy, bác sĩ không được phép bán thuốc dưới mọi hình thức, dù cho có là tại phòng khám tư nhân của mình. Trừ những trường hợp là bác sĩ đông y, lương y, y sĩ đông y hay người có bài thuốc gia truyền.

Bác sĩ làm việc ở đâu, bệnh viện hay là phòng khám tư nhân của mình cũng chỉ được khám bệnh và kê thuốc.

Nếu phát hiện vi phạm, bác sĩ sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng theo quy định ở khoản 6 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ – CP.

3. Thủ tục mở phòng khám tư

Thủ tục mở phòng khám tư

So với mở quầy thuốc, nhà thuốc, thủ tục mở phòng khám tư nhân đơn giản hơn nhiều. Bác sĩ mở phòng khám tư chỉ cần thực hiện 2 loại hồ sơ sau:

Một là, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của phòng khám. Hồ sơ gồm có:

  • Mẫu đơn đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin giấy phép (nếu có).
  • Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của người đứng tên thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao chứng thực CCCD/CMND hợp lệ của chủ hộ kinh doanh.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh là 03 ngày, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Hai là, Giấy cấp phép hoạt động phòng khám tư. Hồ sơ gồm có:

  • Mẫu đơn đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề hợp lệ của người phụ trách tại phòng khám.
  • Danh sách kê khai toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị; cũng như là nhân sự và tổ chức của phòng khám.
  • Danh sách những nhân viên đăng ký hành nghề tại phòng khám.
  • Danh mục các hoạt động chuyên môn của phòng khám tư.
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đã đáp ứng được những yêu cầu về vật chất, nhân sự,... theo quy định của Sở Y tế và pháp luật.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của phòng khám tư nhân.

4. Phân biệt phòng khám đa khoa tư nhân và phòng khám chuyên khoa tư nhân

Phân biệt phòng khám đa khoa tư nhân và phòng khám chuyên khoa tư nhân

Bác sĩ mở phòng khám tư có thể mở theo hình thức đa khoa hoặc chuyên khoa. Vậy khác biệt cơ bản của hai hình thức này như thế nào?

  • Phòng khám chuyên khoa tư nhân thực hiện khám chữa bệnh trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Chẳng hạn như: phòng khám chuyên khoa nhi, phòng khám chuyên khoa mắt, phòng khám chuyên khoa tai, phòng khám chuyên khoa mũi họng,...
  • Phòng khám đa khoa tư nhân thực hiện khám chữa bệnh với nhiều lĩnh vực chuyên môn, kết hợp nhiều chuyên khoa với nhau trong mỗi phòng khám, mỗi chuyên khoa sẽ có một khu vực riêng.

Như vậy, đáp ứng được những điều kiện về bằng cấp và kinh nghiệm, bác sĩ mở phòng khám tư hoàn toàn có thể. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ tại fanpage hoặc website Santhuochapu.vn để được tư vấn chi tiết.

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản