Chi phí mở phòng khám tư nhân cần bao nhiêu tiền?

Mở một phòng khám tư nhân là một quyết định mang tính chiến lược, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng về các khía cạnh tài chính và kế hoạch kinh doanh. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về những khoản chi phí mở phòng khám tư nhân quan trọng mà bạn cần xem xét.

Nội dung chính

1. Các chi phí mở phòng khám tư nhân ban đầu

Các chi phí mở phòng khám tư nhân ban đầu

Để mở được 1 phòng khám tư nhân, bạn cần một khoản vốn ban đầu như mặt bằng, trang thiết bị y tế và nội thất cho phòng khám. Vậy chi phí mở phòng khám tư nhân cụ thể là bao nhiêu?

1.1. Chi phí mặt bằng

Phòng khám tư nhân nên đặt xa các bệnh viện lớn, gần khu đông dân cư và giao thông thuận lợi. Thông thường các phòng khám sẽ được đặt ở trung tâm thành phố nên chi phí thuê mặt bằng sẽ rất đắt. Vì vậy khi lựa chọn mặt bằng, bạn nên tìm hiểu kĩ về thị trường quanh khu vực bạn cần thuê. Chi phí thuê mặt bằng này sẽ dao động từ 20-30 triệu đồng/ tháng.

1.2. Chi phí trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế cần thiết cho phòng khám tư nhân là điều không thể thiếu. Ngoài các dụng cụ văn phòng như: Máy tính, Ipad, máy in,... hỗ trợ công việc hành chính trong phòng khám. Thì bạn cần các trang thiết bị y tế phụ thuốc nào nhu cầu và phạm vi hoạt động của phòng khám tư nhân từ cơ bản đến nâng cao. Bao gồm các thiết bị y tế như: Máy X-Quang; máy điện tim, sốc tim; máy nội soi; máy siêu âm; máy đo huyết áp; tủ hấp sấy tiệt trùng; đèn soi; máy xét nghiệm;....và còn nhiều thiết bị y tế khác.

Khoản chi phí cho trang thiết bị y tế sẽ dao động từ 500 triệu- vài tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của phòng khám tư nhân.

1.3 Chi phí nội thất

Chi phí nội thất

Các phòng khám tư nhân thường được xây dựng trần nhà chống bụi để đảm bảo vệ sinh cho phòng khám. Bên cạnh đó, cần đảm bảo ánh sáng đầy đủ giúp người bệnh cảm giác thoải mái, dễ chịu. Không nên dùng ánh sáng chói vì sẽ ảnh hưởng đến thị giác của khách hàng cũng như cản trở quá trình điều trị của bác sĩ.

Hãy dùng tường kính thay vì xây dựng các bức tường kín để không gian rộng rãi hơn. Điều này giúp tầm nhìn khách hàng được rộng và sâu hơn, tạo ra sự rộng lớn cho phòng khám của bạn.

Theo điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT, diện tích phòng khám tối thiểu là 10m2. Ngoài ra, nếu phòng khám có phòng chụp X- Quang thì phòng khám phải đảm bảo các quy định về an toàn bức xạ.

Các chi phí trang bị nội thất và xây dựng sẽ dao động từ 100- 500 triệu đồng tùy vào quy mô và diện tích phòng khám tư nhân.

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục mở phòng khám tư nhân mới nhất

2. Các chi phí mở phòng khám tư nhân khi hoạt động

Các chi phí mở phòng khám tư nhân khi hoạt động

Bên cạnh chi phí mở phòng khám tư nhân ban đầu thì khi phòng khám hoạt động bạn sẽ cần chuẩn bị thêm các khoản chi phí sau:

2.1. Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên ở một phòng khám tư nhân cũng sẽ phụ thuộc vào quy mô và loại dịch vụ y tế bạn cung cấp, cũng như vị trí địa lý và mức lương thị trường. Dưới đây là một số vị trí nhân viên phổ biến trong phòng khám tư nhân và khía cạnh cần xem xét khi tính toán chi phí thuê nhân viên:

  • Bác sĩ chuyên khoa: Bác sĩ chuyên khoa chính là người chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Chi phí thuê bác sĩ sẽ thay đổi tùy thuộc vào chuyên khoa, kinh nghiệm và danh tiếng của bác sĩ.
  • Y tá: Y tá hỗ trợ bác sĩ trong các quy trình khám và điều trị. Chi phí thuê y tá cũng sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô công việc.
  • Lễ tân: Lễ tân đảm nhiệm công việc tiếp đón bệnh nhân, hẹn cuộc hẹn, điều phối lịch khám và thường là người liên lạc chính với bệnh nhân.

Để ước tính chi phí thuê nhân viên, bạn cần tìm hiểu về mức lương thị trường hiện nay. Hãy cân nhắc cả các khoản phụ cấp và lợi ích khác mà bạn sẽ cung cấp cho nhân viên như bảo hiểm y tế, nghỉ phép và các chương trình khuyến mãi khác.

2.2. Chi phí Marketing

Chi phí Marketing

Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong thời điểm hiện nay. Các hoạt động marketing có thể bao gồm các chương trình khuyến mại như: voucher, giảm giá khi sử dụng dịch vụ, các quảng cáo truyền thông hay quảng cáo trực tuyến. Các chi phí trên sẽ dao động khoảng 20-35% tổng doanh thu mỗi tháng. 

2.3. Chi phí khác

Mỗi tháng, phóng khám cần chi trả một số khoản khác như: tiền điện, tiền nước. Bên cạnh đó có các khoản như: phí gia hạn giấy phép hành nghề, bảo hiểm sơ suất, chi phí đào tạo sẽ được chi trả theo năm, đồng phục cho nhân viên, dọn dẹp phòng khám, thay ga trải giường, đệm cho phòng khám.

Tóm lại, chi phí mở phòng khám tư nhân là một tập hợp các yếu tố đa dạng và phức tạp. Tổng chi phí mở phòng khám sẽ giao động 800 triệu- hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là thực hiện một nghiên cứu cẩn thận về chi phí ước tính cần thiết trong ngữ cảnh cụ thể của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch tài chính bền vững và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Website: Santhuochapu.vn

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản