Điều kiện mở quầy thuốc ở xã cập mới nhất [cập nhật 2023]

Hiện nay, nhiều sinh viên ngành Dược ra trường muốn mở quầy thuốc tại địa phương mình sinh sống. Nhưng không biết Điều kiện mở quầy thuốc ở xã cập nhật mới nhất 2023 cần đáp ứng gì? Hãy cùng Santhuochapu.vn tìm hiểu về điều kiện và quy trình mở quầy thuốc ở xã nhé!

Nội dung chính

1. Điều kiện mở quầy thuốc ở xã

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã

Điều kiện mở quầy thuốc ở xã là một trong những điều Dược sĩ quan tâm đến nhiều. Theo quy định hiện tại, người chịu trách nhiệm chuyên môn của quầy thuốc cần phải có bằng cấp ngành Dược như: Trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hoặc Đại học Dược.

Ngoài ra, cần phải có các loại giấy tờ sau:

  • Chứng chỉ hành nghề Y, Dược do Sở Y tế cấp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm (GPP).

Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ và nộp về cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép theo quy định.

2. Quy định về địa bàn mở quầy thuốc ở xã

Quy định về địa bàn mở quầy thuốc ở xã

Theo Điều 36, Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành, việc mở quầy thuốc bán lẻ được quy định như sau:

  • Quầy thuốc có thể được mở tại các khu vực sau:
    •  Xã, thị trấn;
    •  Các khu vực mới chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường. Trường hợp chưa có quầy thuốc phục vụ ít nhất 2.000 dân, có thể tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày khu vực được chuyển đổi.
  • Các quầy thuốc nằm ngoài phạm vi quy định tại điểm a) khoản này, nhưng đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, thì được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
  • Trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực, quầy thuốc được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận mở quầy thuốc ở xã

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận mở quầy thuốc ở xã

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược của quầy thuốc ở xã bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược:

  • Cơ sở kinh doanh chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Y tế nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở.
  • Tài liệu cần phải có trong hồ sơ đề nghị:
    • Đơn đề nghị theo mẫu.
    • Thông tin về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
    • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý 
    • Bản sao có dấu công chứng Chứng chỉ hành nghề dược.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở kinh doanh Phiếu tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ:

  • Trường hợp không yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược trong 30 ngày.
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi và bổ sung:
    • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi văn bản nêu rõ các tài liệu, nội dung cần điều chỉnh.
    • Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ đã điều chỉnh.

Bước 4: Thẩm định thực tế và cấp Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược:

  • Cơ quan cấp Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm hoàn thành thẩm định trong 10 ngày làm việc.

Bước 5: Cập nhật thông tin:

  • Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử về:
    • Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận.
    • Thông tin về người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược.

Theo quy định, Giấy chứng nhận Điều kiện kinh doanh dược được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

4. Chi phí mở quầy thuốc ở xã

Chi phí mở quầy thuốc ở xã

Mở quầy thuốc ở xã, bạn sẽ cần chuẩn bị một số khoản chi phí cơ bản như sau:

  • Mặt bằng: Lựa chọn vị trí phù hợp, gần đông dân cư và các điểm sầm uất. Chi phí thuê mặt bằng thường từ 4 – 5 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. Một mặt bằng có không gian rộng rãi, sạch sẽ và nằm ở mặt tiền là lựa chọn lý tưởng.
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất: Đầu tư vào các trang thiết bị hoàn chỉnh cho quầy thuốc tây tốn khoảng 40 – 50 triệu đồng. Không gian gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ và trang thiết bị đầy đủ sẽ thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn.
  • Thuê nhân viên: Chi phí thuê nhân viên dao động từ 3 triệu – 8 triệu đồng/tháng. Yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên đứng quầy là phải có bằng Đại học Dược.
  • Nhập hàng: Để bắt đầu, tối thiểu cần khoảng 50 – 100 triệu đồng để nhập hàng. Chọn mặt hàng chất lượng và nguồn gốc đáng tin cậy để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình hình thực tế của thị trường và điều kiện cụ thể có thể làm thay đổi các mức chi phí này.

Bài viết trên, Santhuochapu.vn đã chia sẻ cho bạn Điều kiện mở quầy thuốc ở xã cập nhật mới nhất 2023, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn mở quầy thuốc ở xã thành công và doanh thu cao nhé!

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản