Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì? Quy trình mở quầy thuốc mới nhất 2023

Bạn đang lên kế hoạch khởi nghiệp bằng cách mở một quầy thuốc? Việc tìm hiểu về các giấy tờ cần thiết là điều quan trọng hàng đầu. Dưới đây Santhuochapu.vn sẽ giải đáp: “Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì?” Quy trình mở quầy thuốc cập nhật mới nhất 2023

Nội dung chính

1. Điều kiện mở quầy thuốc

Điều kiện mở quầy thuốc

Theo quy định của Luật Dược năm 2016, quầy thuốc được xác định là một cơ sở bán lẻ thuốc.

Việc kinh doanh tại quầy thuốc chỉ được thực hiện tại các địa bàn huyện, xã thuộc các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, không được phép tiến hành thay thế thuốc trong đơn.

Để được phép kinh doanh tại quầy thuốc, cơ sở kinh doanh phải sở hữu Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược. Để mở quầy thuốc và kinh doanh trong lĩnh vực này, cơ sở kinh doanh cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của luật pháp.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược tại quầy thuốc bao gồm:

  • Về chủ thể: Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
  • Về người chịu trách nhiệm chuyên môn: Có một trong các bằng tốt nghiệp (Đại học, cao đẳng hoặc trung cấp ngành dược). Có ít nhất 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp (ví dụ như Quầy thuốc).Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định.
  • Về cơ sở vật chất: Quầy thuốc cần có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị và tài liệu chuyên môn kỹ thuật, nhân sự. Tất cả đều phải đáp ứng theo quy định GPP.

2. Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì?

Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì?

Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì? Để mở quầy thuốc, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau theo quy định tại Luật Dược 2016 (Điều 38) và Nghị định 54/2017/NĐ-CP (Điều 32). Hồ sơ bao gồm:

  • Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 
  • Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật liên quan đến địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự, tuân thủ nguyên tắc Thực hành tốt tại cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm:
    • Bản sắp xếp nhân sự chi tiết, gồm danh sách đầy đủ về tên, chức vụ và bằng cấp chuyên môn của từng nhân viên.
    • Thống kê chi tiết trang thiết bị, bao gồm tất cả thông tin liên quan đến hệ thống IT và phần mềm quản lý mạng sử dụng tại cơ sở.
    • Sơ đồ phân chia khu vực chi tiết cho cơ sở kinh doanh, minh họa rõ ràng vị trí và bố cục các khu vực khác nhau tại cơ sở.
    • Danh sách đầy đủ các hồ sơ, tiêu chuẩn, tài liệu tham khảo và các quy trình vận hành chuẩn mực đang được áp dụng.
    • Bảng tự đánh giá GPP tại cơ sở, tuân thủ theo tiêu chí kiểm tra được quy định trong Phụ lục II – 2a, 2b và 2c. Theo đúng quy định của Thông tư 02/2018/TT-BYT, phục vụ cho việc xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Lưu ý: Trong trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận GPP cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Cơ sở bán lẻ thuốc cần phải ghi rõ nội dung này trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-BYT).

  • Tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thành lập cơ sở hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc. (bản sao có chứng thực)
  • Chứng chỉ hành nghề dược. (bản sao có chứng thực)

3. Các bước mở quầy thuốc

Các bước mở quầy thuốc

Bước 1: Tìm và thuê địa điểm

Khi mở quầy thuốc, việc chọn địa điểm là yếu tố quyết định đến thành công. Hãy ưu tiên những địa điểm đông dân cư, có đời sống ổn định và chưa có hiệu thuốc. Đồng thời, đảm bảo địa điểm mở quầy thuốc trùng khớp với đăng ký kinh doanh trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Chuẩn bị giấy tờ pháp lý gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề dược. Nộp các giấy tờ này lên cơ quan liên quan.

Bước 3: Địa điểm kinh doanh

Tạo không gian sạch sẽ, thoáng đãng và trang bị thiết bị như quầy, tủ và các dụng cụ y tế cần thiết. Bên cạnh đó, cần có những tài liệu chuyên môn để phục vụ trong quá trình bán hàng gồm các danh mục thuốc, quy định và nội quy của nghề bán thuốc và một số tài liệu khác.

Bước 4: Tìm nguồn hàng, nhập hàng

Về nhập thuốc, bạn cần tìm kiếm tìm kiếm nguồn hàng đáng tin cậy và nhiều ưu đãi cùng các chương trình chiết khấu của các nhãn hàng. Hợp tác với các nhà sản xuất hoặc đại lý đáng tin cậy.

Tìm nguồn hàng, nhập hàng

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận và khai trương

Nhận giấy chứng nhận sau đó khai trương quầy thuốc, bắt đầu kinh doanh.

Bước 6: Thực hiện hoạt động marketing

Tạo chương trình marketing như tặng phiếu giảm giá, tặng quà. Tổ chức các sự kiện văn nghệ để thu hút khách hàng.

Bài viết trên, Santhuochapu đã giải đáp: “Mở quầy thuốc cần những giấy tờ gì?” và chia sẻ quy trình mở quầy thuốc cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của bạn và chúc bạn mở được quầy thuốc cho riêng mình thành công nhé!

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản