3 Tips sắp xếp quầy thuốc tây thông minh và các quy định bắt buộc

Một quầy thuốc Tây đạt chuẩn sẽ phải đáp ứng một số quy định. Vậy những quy định ấy là gì? Làm thế nào để sắp xếp thuốc trong quầy thuốc một cách tiện dụng nhất? Hay quyền và nghĩa vụ của quầy thuốc gồm những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.

Nội dung chính

Những quy định đối với quầy thuốc Tây

Quy định về người phụ trách chuyên môn

Người phụ trách của quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp từ bậc trung cấp trở lên trong ngành Dược. Ngoài ra còn phải có kinh nghiệm tối thiểu là 18 tháng thực hành trong các cơ sở dược phù hợp. Các cơ sở dược này có thể là bán buôn, bán lẻ thuốc; nghiên cứu dược phẩm; sản xuất thuốc; phân phối thuốc cho các cơ sở bán lẻ hoặc bệnh viện, trạm xá…

Quy định về hồ sơ, thủ tục mở quầy thuốc

quy định về hồ sơ thủ tục mở quầy thuốc

Để hoàn thành thủ tục mở quầy thuốc Tây, dược sĩ phải có các loại giấy tờ sau:

  • Chứng chỉ hành nghề Dược;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về dược.

Để nhận được các loại chứng chỉ trên, dược sĩ sẽ cần phải chuẩn bị 4 bộ hồ sơ khác nhau. Thời gian chờ đợi để hoàn thành thủ tục sẽ có thể kéo dài tới 2-3 tháng. Nếu muốn nhanh chóng hoàn thành khâu thủ tục, bạn có thể tìm tới những công ty chuyên cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục mở nhà thuốc, quầy thuốc. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc quầy thuốc sẽ phải chịu chi phí lớn hơn.

Quy định về thiết kế, cơ sở vật chất

quy định về thiết kế cơ sở vật chất

  • Quầy thuốc Tây đạt chuẩn phải có diện tích tối thiểu là 10m2.
  • Thiết kế của quầy thuốc là một không gian khép kín, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Quầy thuốc phải có đầy đủ các khu vực bao gồm: khu vực quầy lễ tân, khu vực trưng bày thuốc, khu vực bảo quản thuốc, khu vực lưu trữ hồ sơ sổ sách,…
  • Quầy lễ tân nên được đặt ở vị trí bắt mắt, dễ nhìn nhất, có thể ở ngay đối diện cửa ra vào của quầy thuốc, có chiều cao phù hợp để người bệnh và dược sĩ có thể trao đổi với nhau.
  • Các tủ thuốc, kệ thuốc phải có chiều cao và chiều rộng phù hợp để trưng bày thuốc và các vật tư y tế. Có thể sử dụng tủ kính, tủ gỗ, tủ nhựa,… tùy thuộc vào phong cách của quầy thuốc Tây.
  • Quầy thuốc phải có đầy đủ các trang thiết bị ra lẻ thuốc và bảo quản thuốc theo quy định của Sở Y tế.
  • Bảng hiệu của quầy thuốc Tây cũng yêu cầu đạt chuẩn GPP về kích cỡ, nội dung hiển thị, phông chữ,…
  • Có điều hòa để duy trì nhiệt độ quầy thuốc dưới 20 độ C và độ ẩm dưới 75% để bảo quản thuốc một cách tối ưu nhất.

Cách sắp xếp thuốc đúng cách trong quầy thuốc Tây

Sắp xếp thuốc như thế nào để vừa dễ dàng cho quá trình tìm kiếm, lại vừa đẹp mắt. Sàn thuốc Hapu đưa ra cho bạn 3 cách sắp xếp thuốc đơn giản mà tiện lợi nhất.

Sắp xếp theo từng nhóm thuốc riêng biệt

sắp xếp theo từng nhóm thuốc riêng biệt

Với cách sắp xếp này, bạn có thể chia các loại dược phẩm theo từng nhóm: nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh, nhóm thực phẩm chức năng, nhóm mỹ phẩm, nhóm vật tư y tế,… Nhân viên bán hàng tại quầy thuốc Tây sẽ có thể nhanh chóng xác định vị trí tủ thuốc của loại thuốc mình cần tìm, làm cho hoạt động bán hàng diễn ra nhanh chóng hơn.

Hoặc, quầy thuốc cũng có thể sắp xếp thuốc theo từng danh mục bằng cách xếp riêng các loại thuốc thiết yếu, thuốc không kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt và thuốc bị hạn chế. Các loại thuốc nằm trong những danh mục này được quy định rất rõ trong Thông tư của Bộ Y tế.

Sắp xếp theo nhóm thuốc yêu cầu bảo quản

sắp xếp theo nhóm thuốc yêu cầu bảo quản

Dược phẩm là nhóm hàng yêu cầu được bảo quản cẩn thận, nghiêm ngặt theo đúng quy định. Nếu điều kiện bảo quản không đạt yêu cầu, có thể dẫn tới thuốc bị hỏng và gây các tác động xấu tới sức khỏe người bệnh. Vậy nên, dược sĩ cần phải chú ý tới cách bảo quản của từng loại thuốc. Ví dụ:

  • Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc hạ sốt, cảm mạo bình thường,… thì chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Còn các loại thuốc như vắc-xin có tính bay hơi, dễ phân hủy thì phải có khu vực bản quản riêng với nhiệt độ tùy chỉnh thích hợp.

Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO & FIFO

sắp xếp theo nguyên tắc fefo fifo

  • Nguyên tắc FEFO: hàng có hạn sử dụng ngắn xếp ra ngoài, còn hạn sử dụng dài thì xếp vào trong.
  • Nguyên tắc FIFO: hàng sản xuất trước/ nhập trước thì bán trước.

Quyền của quầy thuốc Tây

quyền của quầy thuốc tây

Bạn đã nắm rõ được những quyền lợi và quyền hành của quầy thuốc hay chưa? Hãy cùng điểm lại một số quyền của quầy thuốc sau đây:

  • Được thực hiện kinh doanh bán lẻ thuốc theo quy định tại Luật Dược 2016;
  • Được hưởng các chính sách ưu đãi về thuốc theo quy định của pháp luật;
  • Được thông tin và quảng cáo thuốc theo quy định;
  • Tham gia cấp - phát thuốc của các chương trình, dự án y tế hoặc bảo hiểm y tế khi đáp ứng được các yêu cầu của những dự án, bảo hiểm đó.
  • Tổ chức các cơ sở bán lẻ thuốc lưu động ở các vùng đồng bào dân tộc miền núi, dân tộc thiểu số, những khu vực khó khăn theo quy định Chính phủ.

Nghĩa vụ của quầy thuốc Tây

nghĩa vụ của quầy thuốc tây

Bên cạnh những quyền trên, quầy thuốc cũng phải thực hiện trách nhiệm:

  • Phải có Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược;
  • Kinh doanh bán lẻ thuốc tại phạm vi về địa bàn và danh mục thuốc theo quy định của Luật Dược 2016;
  • Thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc nếu xảy ra các trường hợp tại Điều 62 Luật Dược 2016;
  • Chịu bồi thường có các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại khi sử dụng thuốc của quầy thuốc;
  • Thực thi các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về y dược để đảm bảo cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra các trường hợp như dịch bệnh, thiên tai,,..;
  • Báo cáo với Bộ hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ đầy đủ khi hoạt động quầy thuốc Tây dừng hoặc tạm dừng kinh doanh từ 6 tháng trở lên.
  • Công khai các loại chứng chỉ kinh doanh;
  • Niêm yết giá bán tại quầy thuốc;
  • Lưu trữ các chứng từ, hồ sơ tại quầy thuốc ít nhất 01 năm từ ngày thuốc hết hạn sử dụng;
  • Bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật;
  • Ghi rõ tên thuốc cùng với hàm lượng, liều dùng, cách dùng và hạn sử dụng cho người bệnh.
  • Quầy thuốc Tây không được bán thuốc kê đơn trừ khi có đơn thuốc, không được tự ý thay đổi đơn thuốc;
  • Không bán nguyên liệu làm thuốc (trừ dược liệu).

Nắm được những quy định, quyền, nghĩa vụ, và những tips sắp xếp quầy thuốc thông minh sẽ giúp quầy thuốc Tây của bạn hoạt động tốt và thu hút khách hàng hơn. Nếu bạn đang băn khoăn về tìm nguồn thuốc chất lượng giá tốt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại Sàn thuốc Hapu.

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản