Lưu ngay thủ tục mở phòng khám tư nhân (Đa khoa, Chuyên khoa)

Bạn đang mơ ước sở hữu một phòng khám tư nhân đa khoa hoặc chuyên khoa của riêng mình? Trong bài viết này, Santhuochapu.vn sẽ giới thiệu cho bạn những thủ tục mở phòng khám tư nhân. Cùng theo dõi và trang bị cho mình những kiến thức hữu ích này để thành công trong việc khám phá lĩnh vực y tế tư nhân đầy tiềm năng này nhé!

Nội dung chính

1. Phòng khám tư nhân là gì?

Phòng khám tư nhân là gì?

Phòng khám tư nhân là một cơ sở y tế doanh nghiệp hoạt động độc lập và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các phòng khám tư nhân thường được sở hữu và điều hành bởi các cá nhân, nhóm bác sĩ, hoặc công ty tư nhân.

Những điểm chính của phòng khám tư nhân là sự tư nhân hóa, sự độc lập trong quản lý và vận hành. Phòng khám tư nhân cung cấp các dịch vụ y tế khác nhau, chẳng hạn như: chẩn đoán bệnh, tiêm chủng, tư vấn y tế, cấp cứu cơ bản, điều trị và các dịch vụ khám sức khỏe định kỳ.

2. Điều kiện, thủ tục mở phòng khám tư nhân

Điều kiện, thủ tục mở phòng khám tư nhân

2.1. Điều kiện mở phòng khám tư nhân

Về thủ tục mở phòng khám tư nhân, bạn cần đáp ứng những điều kiện cần thiết ngoài những yêu cầu chung. Dưới đây là những điều kiện cần thiết về tiêu chuẩn mở phòng khám tư nhân:

Thứ nhất, trang bị y tế đầy đủ

Phòng khám phải có đủ trang thiết bị y tế phù hợp đáp ứng hoạt động chuyên môn của phòng khám. Phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa nếu phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp. Cần trang bị hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa. Đảm bảo đáp ứng tối thiểu điều kiện về trang thiết bị.

Thứ hai, cơ sở vật chất 

Phòng khám tư nhân cần có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Cần phải có khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế tái sử dụng. Đảm bảo trang bị đầy đủ về phòng cháy chữa cháy và an toàn bức xạ

Thứ ba, điều kiện nhân lực

 Người chịu trách nhiệm chuyên môn trong phòng khám tư nhân phải đáp ứng các điều kiện chuyên môn y tế. Điều kiện đó bao gồm trình độ học vấn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực y tế cụ thể. Và sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề thì cần phải có thời gian chữa bệnh ít nhất là 36 tháng hoặc 54 tháng. Người chịu trách nhiệm chuyên môn khi được phân công phải cần có văn bản đi kèm. 

Bên cạnh đó, kỹ thuật viên, cử nhân X- Quang hay các đối tượng tham gia vào quá trình khám bệnh cần có trình độ đại học và chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định Luật khám, chữa bệnh. 

Thứ tư, quy định về giấy phép

Để phòng khám tư nhân được đi vào hoạt động cần phải có 2 loại giấy phép được quy định mở phòng khám tư nhân là: Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động. Hồ sơ đầy đủ gồm có:

  • 1 bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh phòng khám.
  • 1 bản sao chứng chỉ hành nghề.
  • 1 đơn đề nghị cấp phép hoạt động phòng khám.
  • 1 bản danh sách đăng ký người hành nghề.
  • 1 bản kê khai cơ sở vật chất của phòng khám.
  • Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất.

2.2. Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân

Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp về sở y tế tỉnh, thành phố nơi mở phòng khám. 

Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế tại nơi mở phòng khám tư nhân.

  • Nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu nhận hồ sơ cho người nộp.
  • Nộp qua đường bưu điện: Tính từ thời điểm nhận hồ sơ 03 ngày, cơ quan gửi tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.

  • Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp phép hoạt động cho phóng khám trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu nhận hồ sơ.
  • Hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải gửi thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu VNĐ (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC)

Những quy định trên giúp đảm bảo phòng khám tư nhân hoạt động một cách hợp pháp, thủ tục mở phòng khám tư nhân đúng quy định. Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng đúng nhu cầu của bệnh nhân.

3. Chi phí khi mở phòng khám tư nhân

Chi phí mở phòng khám tư nhân

Chi phí mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị,....Tổng chi phí mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa có thể rất lớn rơi vào khoảng 2.5-3 tỷ. Vì vậy phải đòi hỏi kế hoạch tài chính cẩn thận. Trước khi bắt đầu, hãy lập kế hoạch chi tiết và tìm hiểu các nguồn tài trợ và hỗ trợ tài chính có sẵn để đảm bảo quy trình mở phòng khám diễn ra suôn sẻ và bền vững.

Hãy lưu ngay thủ tục mở phòng khám tư nhân (Đa khoa, Chuyên khoa). Nắm vững những nguyên tắc cơ bản trên, bạn sẽ sẵn sàng xây dựng được phòng khám tư nhân cho riêng mình. Chúc bạn thành công trên lĩnh vực y tế đầy hứa hẹn này nhé!

Fanpage: Sàn Thuốc Hapu

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản