Giải đáp: “Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không?”

Trong một địa phương, có rất nhiều phòng khám tư nhân được mở ra. Vậy có phải ai cũng có thể mở phòng khám hay không? Chỉ cần học y cũng có thể mở được phòng khám có đúng không? Hay Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không? Hãy cùng santhuochapu.vn đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên nhé!

Nội dung chính

1. Y sĩ đa khoa là gì?

Y sĩ đa khoa là gì?

Y sĩ đa khoa là những người có trình độ trung cấp về y học và là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống y tế.

Y sĩ đa khoa đảm nhiệm các công việc như: tiếp đón người bệnh, hướng dẫn thực hiện thủ tục thăm khám, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, y sĩ còn là “cánh tay đắc lực” của các bác sĩ, hỗ trợ bác sĩ trong các khâu khám và chữa bệnh.

Khi khối lượng công việc quá lớn và không thể tự xử lý hết được, các bác sĩ rất cần một vài phụ tá san sẻ khối lượng công việc với mình. Điều này đã mở ra cơ hội nghề nghiệp đối với ngành Y sĩ đa khoa là rất lớn và hấp dẫn.

2. Những ai được phép mở phòng khám?

Những ai được phép mở phòng khám?

Quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ – CP về đối tượng được mở phòng khám như sau:

  • Là bác sĩ với chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên môn kỹ thuật mà phòng khám đăng ký kinh doanh.
  • Có thời gian thực hiện việc khám và chữa bệnh ít nhất 54 tháng đối với chuyên khoa đó.

Đối với các dịch vụ phòng khám chuyên khoa sau, người phụ trách phải là:

  • Phòng khám phục hồi chức năng: bác sĩ có chứng chỉ hành nghề vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng.
  • Phòng khám hỗ trợ cai nghiện ma túy: bác sĩ thực hành bên chuyên khoa tâm thần, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ y học cổ truyền có chứng chỉ hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng cách thức y học cổ truyền.
  • Phòng khám và điều trị HIV/AIDS: bác sĩ đa khoa có chứng nhận đào tạo về điều trị HIV/AIDS hoặc bác sĩ chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm.
  • Phòng khám dinh dưỡng: bác sĩ đa khoa có chứng chỉ về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình.
  • Phòng khám chuyên khoa nam học: bác sĩ đa khoa có chứng chỉ về khoa nam học hoặc bác sĩ chuyên khoa nam học.

3. Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không?

Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không?

Thông qua những tìm hiểu trên, có thể trả lời cho câu hỏi “Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không?”. Đó là KHÔNG.

Chỉ khi là bác sĩ và có chứng chỉ hành nghề phù hợp mới được phép mở phòng khám.

Vậy nên, nếu y sĩ đa khoa muốn mở phòng khám thì phải tiếp tục học cao hơn bậc trung cấp, đó là đại học. Sau khi đạt được bằng cấp, có trình độ tương đương với bác sĩ, kết hợp với kinh nghiệm khám, chữa bệnh được quy định và chứng chỉ hành nghề, bạn sẽ được mở phòng khám.

4. Điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề đối với y sĩ

Điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề đối với y sĩ

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 24 về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ:

  • Có văn bản, bằng chứng chứng nhận hành nghề khám và chữa bệnh. Văn bằng phải hợp pháp và được công nhận tại Việt Nam.
  • Y sĩ muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải thực hành ít nhất 12 tháng tại bệnh viện. Có văn bản xác nhận bởi người đứng đầu bệnh viện rằng y sĩ đã thực hành khám và chữa bệnh tại bệnh viện đó với các nội dung: thời gian làm việc, năng lực, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. 
  • Có giấy chứng nhận hợp lệ của tổ chức y tế có thẩm quyền chứng minh được y sĩ đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề y.
  • Không nằm trong các trường hợp bị cấm hành nghề, mất năng lực hành vi dân sự, đang có tranh chấp liên quan tới pháp luật, hay đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên liên quan tới việc khám và chữa bệnh.

5. Chi phí mở phòng khám đa khoa

Chi phí mở phòng khám đa khoa

Nếu bạn đang là bác sĩ hoặc là y sĩ đa khoa nhưng muốn tiếp tục học để trở thành bác sĩ và đang có ý định mở phòng khám đa khoa, Sàn thuốc Hapu sẽ vạch ra cho bạn một số chi phí mở phòng khám đa khoa cơ bản để bạn có thể chuẩn bị cho tương lai:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí xây dựng phòng khám.
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị và vật tư y tế chiếm tỷ lệ lớn nhất.
  • Chi phí thuê bác sĩ, y sĩ, nhân lực khác.
  • Chi phí quảng cáo (nếu có).

Chi phí để đưa một phòng khám đa khoa quy mô nhỏ vào hoạt động tối thiểu sẽ là 1 tỷ VNĐ. Con số này có thể lớn hơn nữa, lên tới 2,5 – 4,5 tỷ VNĐ hoặc cũng có thể hơn tùy thuộc vào quy mô và trang thiết bị phòng khám như thế nào.

Như vậy, bài viết trên của santhuochapu.vn đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: "Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không?". Khi có đáp án cho câu hỏi đó, chắc hẳn bạn đã có một định hướng cụ thể hay thậm chí là một định hướng mới cho bản thân mình. Sàn thuốc Hapu xin chúc bạn sẽ thành công trên con đường mà bản thân đã lựa chọn.

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản