Cảnh báo 8 dấu hiệu bệnh tiểu đường bạn nên biết

Bệnh tiểu đường là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Để nâng cao nhận thức về bệnh này và giúp mọi người nhận biết sớm, bài viết này sẽ liệt kê một số dấu hiệu bệnh tiểu đường. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những triệu chứng dưới đây, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Nội dung chính

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Từ trước đến nay có khá nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) chỉ gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu ngày một càng trẻ hóa.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường do nồng độ Insulin trong cơ thể không được ổn định lúc lên lúc xuống (có thể thiếu hoặc có thể thừa). Nếu bị mắc đái tháo đường nhưng cơ thể vẫn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và được theo dõi thường xuyên thì chắc chắn lượng đường trong máu sẽ nằm trong mức an toàn cho phép giống như người bình thường.

Dựa vào các đặc tính và diễn biến của bệnh có thể chia thành:

  • Đái tháo đường type I.
  • Đái tháo đường type II.
  • Tiểu đường thai kỳ.
  • Đái tháo đường thứ phát.

>>Bệnh tiểu đường - Biểu hiện và triệu chứng bạn nên biết

>>Các loại bệnh tiểu đường: Hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị

Dấu hiệu bệnh tiểu đường biểu hiện ra sao?

Bệnh đái tháo đường có biểu hiện ra sao?

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường rất khó để xác định và phát hiện ra, các triệu chứng ban đầu của bệnh thường điển hình và dễ bị nhầm sang triệu chứng các bệnh khác.

Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm nhiều hơn và cảm nhận cơ thể thì có thể dễ dàng phát hiện được bệnh tiểu đường từ rất sớm. Việc phát hiện sớm và nhanh nhất cùng với điều trị bệnh kịp thời và liên tục, sẽ giúp giảm các nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: tai biến, nhồi máu cơ tim, các bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận gây suy gan, suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng…

8 dấu hiệu bệnh tiểu đường bao gồm:

1. Thèm đường và cảm giác khát nước

Thèm đường và cảm giác khát nước

Bệnh nhân cảm thấy khát nước liên tục và có xu hướng thèm đồ ngọt, do cơ thể cố gắng loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng khát nước liên tục và thèm đồ ngọt.

Đói, khát nước và đi tiểu nhiều tạo thành 3 dấu hiệu tiêu biểu nhất của bệnh tiểu đường. Cơ thể của bạn nếu không thể sản xuất đáp ứng đủ lượng insulin theo cách bình thường có thể dẫn đến việc không thể chuyển hóa thực phẩm thành glucose.

Hậu quả là bạn luôn cảm thấy đói dù có thể lúc nào cũng ăn. Và thực tế việc ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu cao hơn mà thôi. Nếu bạn tiếp tục ăn nhưng các cơn đói không dừng lại, bạn có thể cần phải tham khảo ý kiến ​​b.sĩ ngay cả khi dường như bạn không có bất kỳ triệu chứng khác của bệnh.

2. Tiểu nhiều và tiểu liên tục

Tiểu nhiều và tiểu liên tục

Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, kể cả ban ngày và ban đêm do đường huyết tăng cao gây tăng lượng đường có trong nước tiểu.

Việc mất nước do đi tiểu quá nhiều gây ra sự khó chịu, mệt mỏi. Triệu chứng này có thể giống các bệnh khác hoặc thậm chí hình thành do lối sống không lành mạnh (chế độ ăn uống nhiều carbon, sử dụng caffein,…). 

3. Cảm giác mệt mỏi, chán nản

Cảm giác mệt mỏi, chán nản

Cảm giác mệt mỏi: Bệnh nhân có thể cảm thấy rất mệt mỏi do cơ thể thường xuyên không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lúc này người bệnh sẽ mệt mỏi, buồn ngủ và thiếu tỉnh táo.

4. Giảm cân đáng kể

Giảm cân đáng kể

Mặc dù bạn rất thèm ăn nhưng người mắc tiểu đường lại có thể bị giảm cân do cơ thể sử dụng các nguồn năng lượng khác thay vì đường glucose. Cơ thể xuống cân đột ngột nhưng không phải do người đó muốn ăn kiêng, biểu hiện trên có thể bị nhầm với các biểu hiện của nhiều bệnh nói chung.

Vì cơ thể bạn không thể sử dụng glucose khi mắc bệnh tiểu đường, nên cơ thể sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng bù đắp, từ đó làm cho cân nặng bị giảm đi. Mất nước cũng khiến cho bạn bị giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn lúc này sẽ sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.

5. Nổi mề đay và vết thương lâu lành

Nổi mề đay và vết thương lâu lành

Đường huyết cao gây hại các mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng nổi mề đay (ngứa) và lành vết thương chậm chạp.

Nếu không may bị đứt tay hay bị tổn thương, dù rất nhỏ cũng khó lành lại thì có thể bạn đang phải đối mặt với những nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó có thể di chuyển đến và làm lành những vùng da bị tổn thương.

6. Tình trạng thèm ăn tăng và cảm giác đói không dứt

Mất cảm giác và cảm giác tê

Đường huyết cao khiến cơ thể cảm thấy thèm ăn liên tục và không hài lòng sau khi ăn.

Tình trạng thèm ăn tăng: Dư thừa đường glucose trong máu không thể được sử dụng, khiến cơ thể cảm thấy thèm ăn liên tục.

7. Mất cảm giác và cảm giác tê

Mất cảm giác và cảm giác tê

Đường huyết cao có thể gây hại đến hệ dây thần kinh, gây ra các tình trạng mất cảm giác hoặc cảm giác tê, đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân). Như đã đề cập ở trên, lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do vậy dẫn tới tổn thương thần kinh. Tay và chân là những bộ phận xa nhất từ trái tim nên sẽ bị đau đầu tiên.

8. Dấu hiệu bệnh tiểu đường cuối cùng: Giảm tầm nhìn

Giảm tầm nhìn

Đường huyết cao có thể gây ra các vấn đề về thị lực, dẫn đến mờ mắt hoặc khó nhìn rõ, bong võng mạc, tổn thương vi mạch võng mạc mắt.

>> Thực đơn giảm cân trong 7 ngày

Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu bệnh tiểu đường, bạn nên thăm bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính và cần được kiểm soát một cách thích hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Sàn Thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản